Hướng dẫn kỹ thuật nuôi giun theo phương pháp tách kén

Có rất nhiều người hỏi giun đực giun cái nên hôm nay Giun Quế Ba Vì xin được chia sẻ kỹ để bà con được rõ hơn. Giun là loài lưỡng tính sinh sản rất khỏe con nào cũng đẻ được. Thông thường mỗi tuần giun đẻ 1 lần, mỗi lần khoảng 2-20 trứng. Một tháng sau trứng nở ra giun con, ba tháng sau giun con trưởng thành và lại tiếp tục đẻ như mẹ. Thêm thông tin nữa là con mẹ sống tới hơn 10 năm mà vẫn đẻ vì vậy, cụ, kỵ, ông, cha, cháu, chắt, chút, chít… của nó đều đẻ! Do vậy lượng giun trong luống nuôi tăng lên rất nhanh.

Hầu hết những bà con mới nuôi Giun Quế cứ sau mỗi 45 – 60 ngày ta thu hoạch 1 lần, với cách làm này vô tình chúng ta bắt “tất tần tật” từ giun bố mẹ, giun con và thậm chí các con vừa nở cũng bị thương tổn điều này dẫn đến khả năng tái tạo luống lại rất lâu, giun không đủ tuổi trưởng thành để tiếp tục sinh sản (nếu sinh sản được thì khả năng rất kém hoặc kén đẻ ra không đủ chất lượng), bên cạnh đó khi ta thu hoạch sẽ vô tình giết chết 1 lượng trùn con đáng kể. Một vấn đề hết sức quan trọng nữa là chất lượng của sản phẩm thu được là 1 tổ hợp của tất cả các lứa trùn từ bố mẹ cho đến con non nên những dưỡng chất thiết yếu nhất của trùn quế thấp. Vì vậy chúng tôi xin giới thiệu 2 phương pháp thu hoạch giun để bà con cùng tham khảo.

1. Nuôi giun tách kén (áp dụng cho các trại có diện tích nuôi giun lớn)
Chúng ta cần thực hiện theo 3 bước:

Bước 1: Thả giống
– Cần 50m2 luống xây 2m x 25m cao 20cm

– Trải 1 lớp chất nền 3 – 5cm dưới đáy tưới nước giữ ẩm

– Sau 2 ngày tiến hành thả giống, giống phải được chọn lựa kỹ không bị ký sinh trùng, khoẻ mạnh và đặc biệt càng lớn càng tốt, mật độ thả khoảng 25-30kg sinh khối/1m2.

– Sau khi thả giống được 1 ngày có thể cho ăn và chăm sóc bình thường.

– Sau 3 tháng dùng loại lưới mùng màu đen cắt 2,5m và trải ngang trên mặt luống.

– Thức ăn của giun giống là phân bò, trâu, heo pha thật loãng với nước và tưới lên trên bề mặt của lưới, ngày 2 lần thật mỏng (lưu ý không tưới nước trực tiếp lên bề mặt).

– Sau 10 ngày dùng tay kéo nhẹ lưới và tạo tiếng động sao cho giun sợ mà chui ngược xuống dưới. Như vậy phần còn lại ta sẽ thu được là kén giun, sẽ không thể nhìn thấy kén được bằng mắt thường. Sau khi lấy kén ta trải lưới lên bề mặt và tiếp tục chu kỳ mới. Khu vực luống phải đảm bảo độ ẩm, độ tối và kín nhưng vẫn phải thoáng.

Bước 2: Ấp kén

– Sau khi thu kén dùng khay nhựa có lỗ, lót lưới bên dưới và cho vào khay (khay 30cm x 50cm) 5kg kén. Cũng có thể trải 1 lớp 7cm cát dưới nền, phủ 1 lớp lưới lên trên và thả kén nếu không dùng khay.

– Sau 10 – 12 ngày (chỉ tưới nước, không cho ăn), bắt đầu cho ăn thức ăn của trùn con là phân bò, trâu, heo pha loãng với nước, trải từng hàng 10cm mỏng trên mặt luống hoặc 1 hàng trong khay nhựa.

– Cho ăn và tưới nuớc ngày cách ngày.

– Sau khi ấp được 20 ngày ta có được sinh khối.

– Luống ấp kén phải đảm bảo ấm, khô ráo, hạng chế gió, nhiệt độ 35oc là lý tưởng.

Bước 3: Thả sinh khối

– Sau khi có được sinh khối (bây gìơ là những chú giun con màu hồng) ta tiến hành thả sinh khối ra luống, 1 khay/m2, cần vệ sinh luống thật sạch và trải trực tiếp sinh khối lên luống.

– Ngay ngày hôm sau bắt đầu cho ăn, thức ăn của giun con cũng bằng phân bò, trâu, heo pha loãng, tưới theo hàng trên mặt, lúc đầu 2 ngày cho ăn 1 lần sau 1 ngày 1 lần và khi giun được 30 ngày tuổi thì cho ăn ngày 2 lần.

– Sau 45 ngày có thể thu hoạch.

– Trước ngày thu hoạch 1 tuần vỗ béo giun bằng phân trộn thêm chế phẩm sinh học cho ăn định kỳ 1 lần/tuần.

Hiệu quả: với cách làm mới này ta hoàn toàn tiết kiệm được không gian nuôi giun 50% và làm giảm chi phí đầu tư. 1m2 có thể thu hoạch được tới 4kg/ lần (45 – 50 ngày).

Thời gian đầu giun bố mẹ chưa được thuần hoá nên việc làm cho giun bố mẹ chui xuống dưới khi tách kén gặp kho khăn tuy nhiên sau vài lần việc này này trở nên dể dàng, hơn nữa khi giun bố mẹ trưởng thành thì 1 kén giun sẽ cho ta 20 – 25 con thay vì chỉ vài ba con ban đầu (thời gian từ 4 tháng nuôi).

Khoa học: Thu hoạch được giun theo kích cở bằng nhau.

Không còn việc thu hoạch những con giun bố mẹ còn quá non làm giun thương phẩm. Hoàn toàn tách biệt luống giun chuyên sinh sản, luống chuyên ấp và luống chuyên nuôi giun thương phẩm.
2. kỹ thuật nuôi tách – Thu hoạch (thu hoạch giun bằng mồi nhử – áp dụng cho các trại diện tích nhỏ)

KỸ THUẬT NUÔI:

So với phương pháp cũ thì phương pháp mới không khác nhiều về trình tự thả giống, cách chăm sóc, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ….và ngay cả chuồng trại. Tuy nhiên sau khi thả giống được 45 – 50 ngày thay vì ta thu hoạch giun như phương pháp cũ lúc này ta cắt 3/7 diện tích mặt luống theo chiều dài đắp lên 1 bên, chừa 1 khoảng trống sát tường, gần lối đi khoảng 30%. Sau đó ta dùng phân bò đổ dọc theo tường với độ cao khoảng 25cm và tưới nuớc thường xuyên. Riêng 70% diện tích củ chúng ta vẫn cho giun ăn bằng thức ăn bình thường.

Theo tập tính ăn của giun quế các thế hệ không sống chung với nhau,chúng thường xuyên tụ tập ăn và sống những nơi có thức ăn nhiều, dư …và tập tính này được các con giun trưởng thành tiếp cận 1 cách nhanh chóng, chúng nhanh chóng đánh hơi và tìm ra nơi có ụn phân bò cạnh lối đi để ăn và sinh sống. vì thức ăn nhiều nên chúng ăn rất nhanh, tuỳ theo số lượng giun có được nhiều hay ít mà chúng tiêu thụ đống phân bò 25cm này…. Cuối cùng (sau 1 tháng) khi ta quan sát thấy chúng tiêu thụ được 70% đống phân là lúc ta thu hoạch.

Cách thu hoạch không khác phương pháp cũ, cũng nhử mồi nhưng chỉ nhử và bắt trên diệt tích 30% luống trên đống phân bò này mà thôi. Kết quả thu được là những con giun to, béo màu nâu sậm mà chúng tôi quen gọi là giun “đại ca”.

Sau khi thu xong chúng ta bỏ phần phân dư (có chứa kén rất nhiều) này lên trên luống cũ (nơi 70% mặt luống), tiếp tục cho ăn, tiếp tục bỏ phân bò 25cm và tiếp tục chu kỳ mới. So sánh với phương pháp nuôi tách kén thì phương pháp này tương đối dễ thực hiện hơn, ít tốn kém, và không cần nhân công nhiều.
Chúc bà con thành công.

TRẠI GIUN QUẾ BA VÌ

Email: giunquebavi@gmail.com – Website:giunquebavi.com
Cơ sở 1: xóm 6, xã Minh Châu, huyện Ba Vì, TP.Hà Nội

Điện thoại: 0987 450 877 (anh Nam)

Cơ sở 2: thôn Cẩm Thủy, xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì, TP.Hà Nội

Điện thoại: 0989 890 490 (chị Dương)

Bạn là người đầu tiên đánh giá!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *